CẢNH BÁO RỦI RO

⚠ Cảnh báo: Nội dung trên website Danh Mục Cổ Phiếu chỉ mang tính chất thông tin & đào tạo, không phải là lời khuyên đầu tư.
Chứng khoán là một lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, và mọi quyết định giao dịch đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nghiên cứu cá nhân của mỗi nhà đầu tư.
  • 🔹 Hiệu suất giao dịch trong quá khứ không phản ánh kết quả trong tương lai.
  • 🔹 Việc mua/bán cổ phiếu có thể dẫn đến thua lỗ, thậm chí mất toàn bộ vốn đầu tư.
  • 🔹 Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên website này.
⚠ Hãy giao dịch một cách có trách nhiệm, quản lý vốn hợp lý và luôn tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định đầu tư!
📌 Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia tài chính trước khi tham gia thị trường.
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyen-giao-dich. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyen-giao-dich. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Có nên sử dụng margin trong đầu tư chứng khoán ?

Lại một buổi sáng xanh lơ hết cả thị trường.
Quay lại câu hỏi mà trước đây tôi đã từng hỏi : "Có nên sử dụng margin trong đầu tư chứng khoán"

Sử dụng margin tức là bạn vay của công ty chứng khoán một lượng tiền để giao dịch được nhiều lượng cổ phiếu hơn

VD: Bạn nạp và tài khoản 100 triệu. Vay margin thêm 100tr. Và tài khoản của bạn có sức mua là 200tr. 
Rất thú vị. 
Giả sử mua mã CK A lãi được 10%. Ko dùng margin bạn chỉ được có 10tr, nếu dùng margin 1:1 bạn có thêm 100tr nữa lúc này lãi bạn sẽ được là 20 triệu, tức là 20%. 
Quá tuyệt phải không ? 
Nhưng thường chúng ta không nhìn đến mặt tiêu cực, khi mà cổ phiếu giảm 10% thì chúng ta sẽ lỗ 20% chứ không chỉ là 10%. 

Margin nó đơn giản là như vậy. 

Vậy có nên dùng margin không ? 

Trước đây tôi thường đọc được rằng những nhà đầu tư mới không nên dùng margin, chỉ những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm hãy sử dụng. 

Câu  này không sai nhưng có vẻ không phải là câu trả lời thỏa mãn được sự tò mò của chúng ta. 

Mối liên hệ của giá cổ phiếu và lãi suất – Một góc nhìn khác của chỉ số P/E

  Trong thế giới đầu tư, chỉ số P/E (Price to Earnings) luôn là một trong những công cụ cơ bản nhất để định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, có một mối liên hệ mà nhiều người bỏ qua: sự tác động trực tiếp và gián tiếp của lãi suất đến P/E, và từ đó đến giá cổ phiếu. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một góc nhìn khác – một cách biến đổi đơn giản của công thức P/E – để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn tại sao lãi suất lại khiến thị trường chứng khoán đảo chiều trước cả khi nền kinh tế thay đổi.


1. Khái niệm P/E truyền thống – điểm xuất phát cơ bản

P/E là viết tắt của Price to Earnings, tức là:

P/E=Giaˊ cổ phieˆˊu (P)Lợi nhuận moˆ˜i cổ phieˆˊu (EPS)​

Thông thường, một cổ phiếu có P/E cao cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận tương lai sẽ tăng mạnh. Ngược lại, P/E thấp có thể phản ánh sự bi quan hoặc thị trường đang định giá rẻ.

Tuy nhiên, P/E không đứng một mình – nó luôn phản ánh kỳ vọng của thị trường về mức sinh lời phù hợp, và mức sinh lời đó liên quan mật thiết tới lãi suất.


2. Biến đổi P/E – kết nối với lãi suất kỳ vọng

Từ công thức:

P/E=PEP=E×(P/E)

Nếu ta đảo ngược lại:

EP=Earnings YieldR

Trong đó R ( Earnings Yeild ) là tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư – và R chính là thứ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lãi suất ngân hàng (cụ thể hơn là lãi suất trái phiếu chính phủ, hoặc các mức lãi suất phi rủi ro).

👉 Khi lãi suất ngân hàng tăng:

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025

Thị trường giảm mạnh, rủi ro hay cơ hội ?

 Mấy ngày gần đây, ngoài việc buồn rầu vì cái sự sập chung của thị trường chứng khoán toàn cầu thì còn bị bội thực bởi quảng cáo facebook, người thì phân tích rủi ro, người thì phân tích về cơ hội. Bài viết trước chúng ta đã nói về việc nên làm gì khi thị trường giảm mạnh. Vậy khi thị trường chứng khoán giảm mạnh như đợt này thì là cơ hội hay là rủi ro ?

Trước nhất chúng ta cần ghi nhận một thực tế là các chỉ số chứng khoán đại diện cho các quốc gia đã luôn trong một xu hướng tăng giá. US30, US100, US500, UK100,DEU40..VN30. Vậy tại sao những chỉ số này luôn tăng. 

Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao tài sản nói chung luôn trong một xu hướng tăng giá dài hạn. Cổ phiếu, Vàng, Bất động sản...Có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất của điều này sẽ vẫn sẽ được giải thích bằng quy luật cung cầu. Nhu cầu mua tài sản luôn tăng nhanh hơn nguồn cung của nó. Hay hiểu một cách rõ ràng hơn là Tiền tệ luôn được mở rộng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản vật chất

Các Ngân hàng Trung ương ( NHTW ) trên thế giới thường có xu hướng mở rộng cung tiền dài hạn nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, tranh suy thoái. Giống như khi chính phủ đề ra mức tăng trưởng kinh tế hai con số thì mức tăng trưởng tín dụng cũng sẽ phải tăng lên tương ứng. Tức là tiền trong nền kinh tế phải nhiều hơn. Các NHTW sẽ thực hiện những chính sách tiền tệ nới lỏng như giảm lãi suất, nới lỏng định lượng kết hợp với mở rộng chính sách tài khóa của Chính phủ như tăng đầu tư công, tăng trợ cấp...Và khi lượng tiền nhiều hơn, giá tiền rẻ đi (lãi suất giảm đi,  tín dụng mở rộng nhanh, vay dễ dàng hơn ) thì một phần tiền đó sẽ chảy vào các thị trường tài sản khiến giá tài sản tăng lên theo nhu cầu. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến những chu kỳ kinh tế đã diễn ra. 

Nôm na luôn tồn tại một vòng lặp. Mục tiêu của các chính phủ là tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Để tăng trưởng kinh tế thì cần tăng lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế ( Mở rộng chính sách tiền tệ, " bơm tiền"). Tiền đó được đưa vào việc xây dựng hạ tầng, tăng trợ cấp cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất thấp để mở rộng kinh doanh, tăng chi tiêu tiêu dùng của người dân...và phần ít hay nhiều sẽ chảy vào thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa ( bất động sản ...). 

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2025

Nên làm gì khi thị trường giảm mạnh ???

 Nhân ngày thị trường giảm siêu mạnh ngày 03/04/2025 tôi ngoài việc vui buồn lẫn lộn thì cũng tranh thủ chia sẻ một số hành động nên làm khi gặp những phiên tiêu cực bất ngờ như thế này. 

Tôi nghĩ có nhiều hành động ứng xử khác nhau. Có lẽ không có đúng sai vì mỗi người một tình trạng khác nhau ( Sử dụng chiến lược nào, dài hạn, ngắn hạn,  nắm giữ cổ phiếu nào, có sử dụng margin không, có còn tiền dư không...) nhưng có một số nguyên tắc có thể có lợi khi tuân thủ: 

(1) Có cổ phiếu sẵn sàng bán và có khả năng bán được ngay khi cần.

(2) Có tiền để sẵn sàng mua và mua được ngay khi cần.

Trong lúc mọi thứ hỗn loạn này bạn làm gì cũng không đúng, không sai mà cố gắng đảm bảo được 2 nguyên tắc trên. 

Nhiều lời khuyên như đừng bán hoặc đợi hồi rồi bán, kiểu gì cũng có hồi kỹ thuật, đừng mua lại ngay, đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về...Nó không dành cho bạn vì bạn đang nắm giữ Bluechip khác với bạn đang nắm giữ cổ phiếu Penny. Bạn còn vài tỷ ở ngân hàng đang có mức lãi suất thấp khác với bạn đang vay nợ và ở trạng thái full margin...Bạn và trạng thái của bạn là duy nhất. 

Cụ thể hơn: 

I. Với góc nhìn thực tế của trader tay ngang như tôi : 

Với những người có chiến lược rõ ràng như đầu tư dài hạn, đầu tư theo nhóm ngành, theo doanh nghiệp, không sử dụng margin thì tôi không dám nói đến vì họ đã có chiến lược cụ thể rồi và thường họ cũng bỏ qua những biến động như thế này hoặc không hoảng loạn. 

Với những người chưa có chiến lược rõ ràng:  Cố gắng giữ trạng thái vừa có cổ phiếu tốt vừa có tiền dư 20-50% tiền mặt ( tiền gốc không margin )

Tư duy và Hành động nên có: 

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2025

Tư duy giao dịch, đầu tư chứng khoán

 Nội dung chính của bài viết:

- Điều gì là thứ quan trọng nhất khi tiếp cận thị trường chứng khoán kiến thức, kĩ năng hay tư duy ?

- Chúng ta thất bại bởi KÌ VỌNG.

----------------------------------------------------------------------------

Điều gì là thứ quan trọng nhất khi tiếp cận thị trường chứng khoán kiến thức, kĩ năng hay tư duy ?

Khi tiếp cận thị trường chứng khoán hoặc bất cứ kênh đầu tư nào khác. Đa phần mục tiêu của chúng ta sẽ là tạo ra lợi nhuận. Mưu cầu một nền tảng tài chính tốt hơn, một cuộc sống sung túc hơn. Khi chúng ta thất bại, chúng ta sẽ bị gọi là những tay cờ bạc, những kẻ tham lam. Đúng là như vậy chúng ta tham lam và thiếu mọi thứ để dễ dàng vấp ngã. Nhưng có mấy ai không tham, không mong muốn giàu sang ?

Có một điều rất đáng tiếc đó là bản thân tôi và tôi tin rằng nhiều người khác cũng giống tôi không được trang bị những kiến thức tài chính cá nhân cần thiết để tham gia vào thị trường. Như việc xây dựng những nguồn thu nhập cần thiết, quản lý chi tiêu, tiết kiệm và tích luỹ, phân bổ vào những khoản dự phòng khẩn cấp, và sau đó là xây dựng những tài sản sinh lời trong tương lai ( Năng lực cá nhân, tiền gửi, bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, tiền điện tử...). Quản lý tài chính cá nhân nó chỉ đơn giản bao gồm những bước như vậy. Và cổ phiếu chỉ làm một phần trong những lựa chọn xây dựng tài sản sinh lời trong tương lai. Rất tiếc chúng ta không được học những thứ như vậy. 

Chúng ta tiếp cận thị trường ngoài việc đa phần là thiếu kiến thức về thị trường thì một thứ sai lầm lớn hơn nữa đó là KÌ VỌNG

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2025

Hệ số beta - Độ biến động của cổ phiếu

Nội dung chính của bài viết này: 
- Hệ số beta của cổ phiếu phản ánh mức độ biến động của cổ phiếu so với mức độ biến động của thị trường chung. Cụ thể ví dụ thị trường chung tăng 1% và cổ phiếu đó tăng 1.5% thì beta của cổ phiếu đó bằng 1.5.
- Ứng dụng của hệ số beta lựa chọn cổ phiếu cho danh mục, tăng giảm tỷ trọng hoạt thay thế cổ phiếu trong giai đoạn thị trường sụt giảm hoặc biến động
----------------------------------------------------------------------------
Trong bài viết trước chúng ta đã nói đến danh sách cổ phiếu để theo dõi hàng ngày, hàng tuần. Đánh giá sự thay đổi của thị trường chung, cũng như các ngành, nhóm ngành kinh tế. Bài viết này chúng ta sẽ nói về một số đặc điểm của cổ phiếu thuộc những nhóm ngành khác nhau. Liệu có cổ phiếu nào được coi là cổ phiếu phòng thủ, cổ phiếu là cổ phiếu tăng trưởng. Một danh mục nên có những cổ phiếu nào? 

Trong quá trình giao dịch chúng ta thường được nghe đến khái niệm cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phòng thủ. Và hay được nghe nhất đó là trong giai đoạn thị trường xấu thì có thể tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu phòng thủ. Tôi cũng không biết quan điểm này xuất phát từ đâu. Nhưng nó không đúng với thị trường Việt Nam. Nếu khi thị trường sụt giảm bạn tìm kiếm cơ hội ở cổ phiếu phòng thủ thì bạn vẫn mất tiền như thường. Tại sao lại như vậy?

Tại sao cổ phiếu tăng giá ? - Phần 1

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao cổ phiếu lại tăng giá ? Ví dụ điều kiện x,y,z xảy ra là cổ phiếu sẽ tăng giá.  
Có tin tức tốt, có báo cáo thu nhập tốt, có cổ đông lớn đăng ký mua vào, có hội nhóm hô hào, có mẫu hình tốt... Nếu có một câu trả lời một cách đầy đủ bằng định lượng thì chắc chúng ta đã rất rất thành công trong thị trường tài chính rồi.

Thực tế có quá nhiều biến số tác động đến thị trường khiến cho không có một mô hình nào dự đoán được chắc chắn khi nào cổ phiếu tăng giá? Vậy nên trong đầu tư họ mới đưa ra khái niệm là quản lý rủi ro (Rủi ro thị trường, Rủi ro riêng biệt của tài sản )

Với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế của mình tôi sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn về câu trả lời Logic nào đằng sau chuyện một cổ phiếu tăng giá ?  để biết đâu bạn sẽ tìm kiếm được một lợi thế nhất định nào đó. 

Một tài sản sẽ có:
- Giá trị thực ( Được hiểu là giá hợp lý theo cách định giá của nhà đầu tư lớn - ko phải số đông )
- Giá thị trường ( Quyết định bởi quy luật Cung - Cầu )

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2025

Danh sách cổ phiếu theo dõi

Trong bài trước chúng ta đã nói về phân nhóm các ngành kinh tế. 
Bài viết này tôi sẽ đưa chi tiết danh sách các mã cổ phiếu của VNINDEX. 
1. Ngân hàng:
BID, EIB, TPB, CTG, MBB, STB, TCB, ACB, VIB, HDB, LPB, MSB, OCB, SHB, VCB, VPB
2. Chứng khoán: 
MBS, BSI, HCM, BVS, CTS, FTS, SHS, SSI, VCI, VDS, VND
3. Bảo hiểm:
PVI, BVH, MIC
4. Công nghệ:
CMG, ELC, FPT, VGI
5. Thép:
HPG, HSG, NKG, SMC, TLH
6. Bất động sản:
AGG, CEO, DIG, DPG, DXG, HAG, HDC, HDG, IJC, KDH, NLG, NTL, NVL, PDR, VHM, VRE
7. BĐS Công nghiệp:
SZC, KBC, LHG

Hệ thống ngành kinh tế

Trong nhiều khoá học tôi có hỏi người đào tạo về hệ thống phân ngành và cách để theo dõi các mã chứng khoán. Và chưa một khoá học nào tôi nhận được câu trả lời đầy đủ. Có thể người đào tạo cho rằng đó là những kiến thức cơ bản, ai cũng phải biết hoặc phương pháp giao dịch của họ chỉ quan tâm đến một số doanh nghiệp thuộc một số ngành cụ thể...Vì lí do gì thì tôi nghĩ rằng việc nắm bắt được hàng trăm đến hàng nghìn mã cổ phiếu và những tiêu chí cơ bản nhất để lựa ra cho bản thân một danh sách là cần thiết. Chúng ta đi buôn tất nhiên chúng ta cần biết đang buôn hàng hoá gì. 

Có một số hệ thống phân ngành phổ biến như GICS , ICB...phụ thuộc vào đặc điểm nền kinh tế của các quốc gia khác nhau. Tôi không đủ kiến thức cũng như tìm hiểu để giải thích một cách hàn lâm cho bạn hiểu nhưng về cơ bản đối với người giao dịch như chúng ta phân ngành dùng để:

- Theo dõi danh sách công ty dễ hơn, 

- Đánh giá các công ty cùng ngành dễ hơn, 

- Nhận biết xu hướng ngành dễ hơn,

- Lựa chọn kết hợp danh  mục, đa dạng hoá hoặc tập trung và một nhóm ngành cụ thể.

- Đánh giá cấu trúc của nền kinh tế đang theo dõi

- Đánh giá ngành đang trong chu kỳ nào Mới nổi, Tăng trưởng, Bão hoà, Suy yếu.

Tôi thường sử dụng phân ngành GICS hay dùng cho thị trường chứng khoán Mỹ vì đó là thị trường lớn và nền kinh tế đa dạng. GICS sẽ bao gồm 11 ngành chính: 

Mua, bán và chờ đợi

 Trong việc giao dịch không chỉ có mua, bán mà còn một trạng thái sẽ quyết định việc thành công hay thất bại nhiều hơn đó là CHỜ ĐỢI. 

MUA VÀ CHỜ ĐỢI, BÁN VÀ CHỜ ĐỢI  hoặc chỉ có duy nhất CHỜ ĐỢI. 

Có những quan điểm rất thú vị về việc Chờ đợi trong giao dịch chứng khoán mà tôi đã từng nghe:

- Hãy tập yoga giao dịch chứng khoán sẽ thành công hơn --> Yoga --> tĩnh tâm --> Chơi chứng khoán ok hơn. Tĩnh tâm để làm gì ? Không có một hệ thống tư duy, phương pháp giao dịch thì tĩnh tâm cũng không giải quyết được việc gì cả. Không khác gì một vận động viên chạy đua mà không biết đích ở đâu, muốn chiến thắng chỉ nhờ việc nghỉ ngơi. 

- Giao dịch chứng khoán hãy kiên nhẫn chờ đợi như người thợ săn rình con mồi --> Ok , không sai chúng ta là nhà đầu tư nhỏ lẻ, phải rình rập, chờ đơi, nhưng vấn đề là chờ đợi cái gì ?  khi nào ? và thực tế có rất nhiều chứng sĩ nói câu này và đu đỉnh hoặc bán đáy. Chờ một ai đó hô mua, hô bán... chờ cổ phiếu tăng lên một cách chắc chắn đôi khi bạn lại rơi vào cuối con đường rồi hoặc thành vật tế thần cho một cá nhân hay đội nhóm nào đó. 

Vậy cốt lõi, bạn chờ đợi điều gì ? khi nào ? tại sao ? và cần làm những gì trong lúc chờ đợi để giải toả áp lực của việc phải chờ đợi ? 

Người câu cá biết rằng họ chờ đợi tín hiệu từ cái phao, người thợ săn họ biết họ chờ đợi khi con mồi vào tầm ngắm...họ không biết khi nào con cá sẽ đớp mồi, nhưng họ có kinh nghiệm để lựa chọn vùng nước nào nhiều cá, mùa nào nên câu cá và loại cá nào họ sẽ câu. Họ chờ đợi và họ biết họ cần phải chờ đợi, vội vàng cũng không giúp ích được gì cho mục tiêu của họ cả. CHỜ ĐỢI là một phần không thể thiếu trong công việc của họ.