CẢNH BÁO RỦI RO

⚠ Cảnh báo: Nội dung trên website Danh Mục Cổ Phiếu chỉ mang tính chất thông tin & đào tạo, không phải là lời khuyên đầu tư.
Chứng khoán là một lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, và mọi quyết định giao dịch đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nghiên cứu cá nhân của mỗi nhà đầu tư.
  • 🔹 Hiệu suất giao dịch trong quá khứ không phản ánh kết quả trong tương lai.
  • 🔹 Việc mua/bán cổ phiếu có thể dẫn đến thua lỗ, thậm chí mất toàn bộ vốn đầu tư.
  • 🔹 Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên website này.
⚠ Hãy giao dịch một cách có trách nhiệm, quản lý vốn hợp lý và luôn tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định đầu tư!
📌 Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia tài chính trước khi tham gia thị trường.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025

Thị trường giảm mạnh, rủi ro hay cơ hội ?

 Mấy ngày gần đây, ngoài việc buồn rầu vì cái sự sập chung của thị trường chứng khoán toàn cầu thì còn bị bội thực bởi quảng cáo facebook, người thì phân tích rủi ro, người thì phân tích về cơ hội. Bài viết trước chúng ta đã nói về việc nên làm gì khi thị trường giảm mạnh. Vậy khi thị trường chứng khoán giảm mạnh như đợt này thì là cơ hội hay là rủi ro ?

Trước nhất chúng ta cần ghi nhận một thực tế là các chỉ số chứng khoán đại diện cho các quốc gia đã luôn trong một xu hướng tăng giá. US30, US100, US500, UK100,DEU40..VN30. Vậy tại sao những chỉ số này luôn tăng. 

Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao tài sản nói chung luôn trong một xu hướng tăng giá dài hạn. Cổ phiếu, Vàng, Bất động sản...Có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất của điều này sẽ vẫn sẽ được giải thích bằng quy luật cung cầu. Nhu cầu mua tài sản luôn tăng nhanh hơn nguồn cung của nó. Hay hiểu một cách rõ ràng hơn là Tiền tệ luôn được mở rộng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản vật chất

Các Ngân hàng Trung ương ( NHTW ) trên thế giới thường có xu hướng mở rộng cung tiền dài hạn nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, tranh suy thoái. Giống như khi chính phủ đề ra mức tăng trưởng kinh tế hai con số thì mức tăng trưởng tín dụng cũng sẽ phải tăng lên tương ứng. Tức là tiền trong nền kinh tế phải nhiều hơn. Các NHTW sẽ thực hiện những chính sách tiền tệ nới lỏng như giảm lãi suất, nới lỏng định lượng kết hợp với mở rộng chính sách tài khóa của Chính phủ như tăng đầu tư công, tăng trợ cấp...Và khi lượng tiền nhiều hơn, giá tiền rẻ đi (lãi suất giảm đi,  tín dụng mở rộng nhanh, vay dễ dàng hơn ) thì một phần tiền đó sẽ chảy vào các thị trường tài sản khiến giá tài sản tăng lên theo nhu cầu. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến những chu kỳ kinh tế đã diễn ra. 

Nôm na luôn tồn tại một vòng lặp. Mục tiêu của các chính phủ là tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Để tăng trưởng kinh tế thì cần tăng lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế ( Mở rộng chính sách tiền tệ, " bơm tiền"). Tiền đó được đưa vào việc xây dựng hạ tầng, tăng trợ cấp cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất thấp để mở rộng kinh doanh, tăng chi tiêu tiêu dùng của người dân...và phần ít hay nhiều sẽ chảy vào thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa ( bất động sản ...). 

Cổ phiếu tăng giá, Bất động sản tăng giá, hàng hóa tăng giá. Lạm phát tăng lên. 
Khi cần kiểm soát lạm phát, các NHTW  sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, thu hẹp tín dụng. Khi này Cổ phiếu bị bán tháo, Bất động sạn không có người mua...Toàn bộ nhu cầu chi tiêu của người dân được thắt chặt lại để đảm bảo mục tiêu Lạm phát được kiểm soát. Sau khi lạm phát được kiểm soát, Chính phủ họ lại quay lại mục tiêu Tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ lại được nới lỏng. Vòng quay lại lặp lại nhịp nhàng, nhịp nhàng. 

Nhưng thường thì mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như vậy. Trong quá trình điều hành chính sách của chính phủ, có thể có sự chậm trễ, hoặc đánh giá chưa sát, hoặc sự an toàn quá mức khiến hành động chậm trễ ....dẫn dến việc nới lỏng quá mức hoặc thắt chặt quá mức chính sách tiền tệ dẫn đến thừa tiền hoặc thiếu tiền cho nền kinh tế. Khi thừa tiền thì lạm phát tăng nhanh, nếu tín dụng dễ dãi ( cho vay dễ dãi ) thì dẫn đến bong bóng tài sản ( bong bóng dot com, bong bóng bất động sản...) hoặc khủng hoàng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Khi thiếu tiền quá mức dẫn đến Suy thoái kinh tế, Đình lạm. Đó là nguyên nhân của những đợt tăng khủng khiếp hoặc sập khủng khiếp trên thị trường chứng khoán. 

Những diễn biến này tôi có thể sẽ viết trong một bài viết dài hơn, chi tiết hơn. Nhưng qua nhiêu đó chúng ta có thể kết luận xu hướng tăng giá dài hạn của tài sản nói chung, cổ phiếu nói riêng luôn được hỗ trợ. Và những tình huống giảm mạnh nếu nhìn trên một xu hướng dài hạn thì là những pha điều chỉnh trong xu hướng dài hạn. Cái này đã có trader chứng minh rằng trong xu hướng tuần thì giá các chỉ số luôn luôn trong xu hướng tăng

Qua đó chúng ta cũng sẽ tự đánh giá được là rủi ro hay cơ hội rồi đúng không ?

Khi đánh giá được những gì đang diễn ra nhưng không hẳn là chúng ta chiến thắng. Một tỷ phú người Mỹ đã bán khống 20 cổ phiếu dot com trong giai đoạn những năm 2000. Và ông ấy đã cháy tài khoản trước khi 20 công ty này phá sản ngay sau cú sập của thị trường năm 2000. Ông ấy đã đoán đúng nhưng ông ấy vẫn thua vì timing sai. Bạn hãy xem lại bộ phim Big Short sẽ thấy rõ sự quan trọng của Timing. Chúng ta đoán đúng nhưng chúng ta định thời gian chưa đúng. Và chúng ta vẫn thất bại nếu không có chiến lược quản lý vốn một cách hiệu quả. 

Điều này cũng giải thích cho việc nêú có thể phân tích và nắm bắt hết các vấn đề vĩ mô thì các chuyên gia vĩ mô thành đại gia chứng khoán hết. Không, họ có thể dự đoán được thị trường nhưng họ không Timing được cả. Tôi có thể nói thị trường sẽ tăng, chắc chắn tăng, giờ có sập về 0 thì cũng sẽ tăng, chắc chắn tăng. Bạn cứ đợi sập rồi túc tắc vài ngày mua một ít, vài ngày mua một ít những cổ phiếu trong VN30 đi, hoặc giải ngân dần mua chứng chỉ quỹ đi, rồi 1.5 năm nữa bán đi chắc chắn sẽ có lợi nhuận hơn nhiều lần gửi ngân hàng. Tôi cá điều đó. Vì các chỉ số chứng khoán luôn trong một xu hướng tăng mà. 

Nhưng, vẫn luôn có chữ nhưng, chúng ta không timing được, nên thường không thể thoát khỏi những cú sập. Và khi đã ở thế bị động, chúng ta không thể làm gì được, vì chúng ta không còn tiền. Năm nào cũng có 1-2 đợt sập mạnh vì những lí do giời ơi đất hỡi, những lí do ngắn hạn ( tôi không nói chiến tranh thương mại là lí do ngắn hạn, tôi nói nhiều lí do khác ) và khi đó chúng ta ước chúng ta còn tiền mà mua.

 Vậy chúng ta có thể sử dụng một chiến lược quản lý vốn đó là luôn để lại 20 - 30 % tiền mặt để dự trữ sức mua cho những lần giảm trong năm. Sau khi giảm, đánh giá nguyên nhân và lên kế hoạch thu gom. Vậy là thu lợi nhuận. Việc này nói dễ mà không dễ đâu ạ. 

Chúc các bạn sẽ có thể dùng bài biết này để tìm kiếm một lợi thế giao dịch cho riêng mình.