Trong thế giới đầu tư, chỉ số P/E (Price to Earnings) luôn là một trong những công cụ cơ bản nhất để định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, có một mối liên hệ mà nhiều người bỏ qua: sự tác động trực tiếp và gián tiếp của lãi suất đến P/E, và từ đó đến giá cổ phiếu. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một góc nhìn khác – một cách biến đổi đơn giản của công thức P/E – để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn tại sao lãi suất lại khiến thị trường chứng khoán đảo chiều trước cả khi nền kinh tế thay đổi.
1. Khái niệm P/E truyền thống – điểm xuất phát cơ bản
P/E là viết tắt của Price to Earnings, tức là:
Thông thường, một cổ phiếu có P/E cao cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận tương lai sẽ tăng mạnh. Ngược lại, P/E thấp có thể phản ánh sự bi quan hoặc thị trường đang định giá rẻ.
Tuy nhiên, P/E không đứng một mình – nó luôn phản ánh kỳ vọng của thị trường về mức sinh lời phù hợp, và mức sinh lời đó liên quan mật thiết tới lãi suất.
2. Biến đổi P/E – kết nối với lãi suất kỳ vọng
Từ công thức:
Nếu ta đảo ngược lại:
Trong đó R ( Earnings Yeild ) là tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư – và R chính là thứ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lãi suất ngân hàng (cụ thể hơn là lãi suất trái phiếu chính phủ, hoặc các mức lãi suất phi rủi ro).
👉 Khi lãi suất ngân hàng tăng:
Nhà đầu tư yêu cầu một mức sinh lời cao hơn để bù đắp chi phí cơ hội → R tăng
Nếu E không đổi, mà R tăng, thì:
Ngược lại:
👉 Khi lãi suất giảm:
R giảm → chi phí vốn thấp hơn → nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn cho cùng một mức lợi nhuận → P tăng
Đây chính là lý do thị trường cổ phiếu có thể tăng mạnh chỉ vì kỳ vọng lãi suất sẽ giảm, ngay cả khi kết quả kinh doanh chưa cải thiện.
Ví dụ:
Một cổ phiếu có EPS = 5 đô, và P = 100 đô →
Mỗi năm cổ phiếu đó đem về cho bạn 5% .
Nếu lãi suất ngân hàng (hoặc trái phiếu) đang là 4% → bạn thấy 5% này có vẻ ổn, có thể chấp nhận được
Nhưng nếu lãi suất ngân hàng là 7% → bạn sẽ không muốn đầu tư vào cổ phiếu 5% này nữa → bạn đòi R phải cao hơn 7% đồng nghĩa với giá ( P ) phải giảm xuống để E/P tăng lên trên 7% --> Cổ phiếu giảm giá khi lãi suất tăng lên.
3. Khi E không còn “đứng yên”: lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận thế nào?
Trên thực tế, E không tĩnh. Lãi suất thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi của E – và điều này lại làm cho mối quan hệ P = E/R trở nên thú vị hơn.
✅ Khi lãi suất thấp:
Doanh nghiệp dễ vay vốn, mở rộng hoạt động
Người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn → doanh thu tăng
→ E có xu hướng tăng
Đồng thời R giảm → Giá cổ phiếu P có thể tăng mạnh gấp đôi do cả E tăng và R giảm
❌ Khi lãi suất tăng:
Chi phí tài chính cao hơn
Nhu cầu tiêu dùng suy giảm
Doanh nghiệp bị siết tín dụng
→ E giảm, và R tăng → Giá cổ phiếu P giảm kép
Ngoài ra, chúng ta còn xét về mối tương quan của E và R khi R tăng nhưng kì vọng E của Doanh nghiệp còn tăng mạnh mẽ hơn, như cổ phiếu Mỹ trong giai đoạn lãi suất cao nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng do dòng tiền quốc tế đổ về Mỹ và kì vọng của nhà đầu tư vào việc tăng trưởng EPS của các doanh nghiệp Mỹ tăng nhanh hơn cả sự tăng lãi suất của NHTW.
⚠️ Nhưng điều quan trọng là:
Giá cổ phiếu thường điều chỉnh NGAY khi kỳ vọng về R thay đổi, còn E thường phản ánh chậm hơn. Đó là lý do thị trường đảo chiều trước khi số liệu kinh tế thực sự thay đổi.
4. Tổng kết – Tại sao theo dõi lãi suất là điều sống còn với nhà đầu tư?
Mô hình đơn giản P = E / R là nền tảng để bạn hiểu rõ vì sao cổ phiếu lại tăng hay giảm, ngay cả khi lợi nhuận doanh nghiệp chưa đổi.
Lãi suất không chỉ là “bối cảnh” – nó là định nghĩa lại cách thị trường định giá rủi ro và kỳ vọng.
Một chút thay đổi trong kỳ vọng về lãi suất (R) có thể làm thị trường đảo chiều, trước cả khi E kịp phản ánh điều gì.
Lời kết:
Bạn không cần biết chính xác thị trường sẽ đi về đâu. Nhưng nếu bạn hiểu lãi suất đang ở đâu trong chu kỳ, và thị trường kỳ vọng điều gì với R, bạn đã đi trước phần lớn đám đông một bước rồi.