CẢNH BÁO RỦI RO

⚠ Cảnh báo: Nội dung trên website Danh Mục Cổ Phiếu chỉ mang tính chất thông tin & đào tạo, không phải là lời khuyên đầu tư.
Chứng khoán là một lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, và mọi quyết định giao dịch đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nghiên cứu cá nhân của mỗi nhà đầu tư.
  • 🔹 Hiệu suất giao dịch trong quá khứ không phản ánh kết quả trong tương lai.
  • 🔹 Việc mua/bán cổ phiếu có thể dẫn đến thua lỗ, thậm chí mất toàn bộ vốn đầu tư.
  • 🔹 Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên website này.
⚠ Hãy giao dịch một cách có trách nhiệm, quản lý vốn hợp lý và luôn tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định đầu tư!
📌 Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia tài chính trước khi tham gia thị trường.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2025

Hệ số beta - Độ biến động của cổ phiếu

Nội dung chính của bài viết này: 
- Hệ số beta của cổ phiếu phản ánh mức độ biến động của cổ phiếu so với mức độ biến động của thị trường chung. Cụ thể ví dụ thị trường chung tăng 1% và cổ phiếu đó tăng 1.5% thì beta của cổ phiếu đó bằng 1.5.
- Ứng dụng của hệ số beta lựa chọn cổ phiếu cho danh mục, tăng giảm tỷ trọng hoạt thay thế cổ phiếu trong giai đoạn thị trường sụt giảm hoặc biến động
----------------------------------------------------------------------------
Trong bài viết trước chúng ta đã nói đến danh sách cổ phiếu để theo dõi hàng ngày, hàng tuần. Đánh giá sự thay đổi của thị trường chung, cũng như các ngành, nhóm ngành kinh tế. Bài viết này chúng ta sẽ nói về một số đặc điểm của cổ phiếu thuộc những nhóm ngành khác nhau. Liệu có cổ phiếu nào được coi là cổ phiếu phòng thủ, cổ phiếu là cổ phiếu tăng trưởng. Một danh mục nên có những cổ phiếu nào? 

Trong quá trình giao dịch chúng ta thường được nghe đến khái niệm cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phòng thủ. Và hay được nghe nhất đó là trong giai đoạn thị trường xấu thì có thể tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu phòng thủ. Tôi cũng không biết quan điểm này xuất phát từ đâu. Nhưng nó không đúng với thị trường Việt Nam. Nếu khi thị trường sụt giảm bạn tìm kiếm cơ hội ở cổ phiếu phòng thủ thì bạn vẫn mất tiền như thường. Tại sao lại như vậy?

Tôi nghĩ rằng tất cả những khái niệm này đều xuất phát từ lý thuyết của các thị trường chứng khoán phát triển, đã tồn tại lâu năm. Ví dụ việc phân ngành kinh tế cũng xuất phát từ Mỹ, Anh. Các lý thuyết phân tích cơ bản ( đầu tư giá trị ) hoặc phân tích kỹ thuật ( lý thuyết Dow, Wyckoff, biểu đồ nến...) đều xuất phát từ Mỹ, Anh, Nhật Bản. Có nghĩa là việc áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam cần xét đến sự phù hợp và những nguyên lý cốt lõi của nó. 

Với thị trường Mỹ hiện tại, đúng là có những cổ phiếu đi ngược thị trường, khi thị trường giảm thì nó lại tăng và cũng có sự  ngược lại, khi thị trường tăng thì nó lại giảm. Điển hình bạn có thể theo dõi sự tương quan của cổ phiếu T ( AT&T ngành viễn thông ) và chỉ số SP500. Có thể coi nó là cổ phiếu phòng thủ không ? Tôi cũng không rõ. Nhưng ở thị trường Việt Nam không tồn tại những cổ phiếu như vậy. Vì thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường cận biên, bản chất thị trường của chúng ta đã được xếp vào thị trường rủi ro, các sản phẩm của thị trường rủi ro cũng là những sản phẩm rủi ro. Khi khối ngoại còn chi phối lớn trong tỷ trọng thanh khoản giao dịch thì khi thị trường xấu tài sản rủi ro sẽ bị bán tháo. Kết hợp với tâm lý đám đông thậm chí cổ phiếu được cho là tốt cũng vẫn sẽ bị bán tháo như bình thường chưa tính đến việc bị call margin thì trắng đen như nhau. 

Có lẽ tôi muốn tách biệt khái niệm phòng thủ tăng trưởng thành đặc điểm của cổ phiếu thông qua hệ số beta - sự biến động của cổ phiếu so với thị trường chung.  Trong giai đoạn thị trường thuận lợi hãy ưu tiên những cổ phiếu có beta cao, có nghĩa là nó sẽ có xác suất tăng tốt hơn thị trường chung, trong giai đoạn thị trường không thuận lợi hãy ưu tiên các cổ phiếu có beta thấp, có nghĩa là nó sẽ có xác suất giảm ít hơn thị trường chung. Mục tiêu là dùng hệ số beta để tối ưu hóa lợi nhuận khi thị trường chung tăng và giảm thiệt hại khi thị trường chung giảm.  ( Thị trường chung tăng, giảm chúng ta đã nói đến trong bài viết về Tại sao cổ phiếu tăng giá )

Beta sẽ ứng dụng trong việc kết hợp các cổ phiếu khác nhau để đảm bảo sự tăng trưởng ít biến động nhất của danh mục. Rất tiếc là cách giao dịch của tôi không giống lắm với lý thuyết cơ bản để tạo và quản lý danh mục. Nhưng tôi vẫn dùng hệ số này hoặc tiêu chí này để lựa chọn cổ phiếu. 

Tóm lại khi 
- beta >1 bạn có một cổ phiếu biến động mạnh hơn thị trường
- beta = 1 bạn có một cổ phiếu di chuyển giống thị trường
- beta < 1 bạn có một cổ phiếu biến động ít hơn thị trường
Vậy khi thị trường xấu bạn hãy giảm tỷ trọng những cổ phiếu có beta cao ( như chứng khoán ) và ngược lại. 
 Bạn có thể tìm hệ số này trong các trang như vietstock, fireant...Và tôi cũng sẽ tạo một file lưu lại hệ số beta của cổ phiếu để các bạn xem khi cần. 
Lưu ý rằng hệ số beta này được tạo ra từ dữ liệu giá trong quá khứ. Bạn có thể xem hệ số beta của nhiều công ty trong cùng ngành để đánh giá xem beta trung bình của ngành đó để có cái nhìn toàn diện hơn.